Pages

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Kế toán công nợ

Thông báo:
Do blogspot bị chặn bởi VNPT, nên mình sẽ không sử dụng blogspot nữa, thay vào đó là sử dụng website sau:
https://sites.google.com/site/takeyourcel/
Mong các bạn vui lòng ghé qua.
Thân!
KẾ TOÁN CÔNG NỢ

1. Kế toán công nợ là gì?
Là theo dõi tình hình nợ của công ty với các đối tượng:
- Khách hàng (Nợ phải thu  - TK 131)
- Nhà cung cấp (Nợ phải trả - TK 331)
- Nội bộ nhân viên (Tạm ứng - TK 141)
- Các khoản phải thu khác (TK 138)
- Các khoản phải trả khác (TK 338)
- Nội bộ giữa chi nhánh với công ty, chi nhánh với chi nhánh (TK 136 và TK 336)

2. Tại sao lại phát sinh nợ
Các nguyên nhân gây phát sinh nợ gồm:
- Không có đủ tiền trả ngay
- Nợ được tiền hàng, dịch vụ sẽ không cần bỏ vốn mà vẫn thu được lợi nhuận
- Nợ bên này để trả cho bên khác
- Có tiền trả nợ nhưng chưa trả ngay, chiếm dụng vốn
- Lãi suất của việc nợ có thể thấp hơn lãi suất đi vay vốn -> Nợ có lợi hơn trả tiền ngay
...

3. Nhược điểm của công nợ
- Có tính rủi ro khi không thu hồi được nợ (nợ khó đòi, nợ xấu, mất khả năng trả nợ)
- Theo dõi phức tạp
- Bị chiếm dụng vốn
- Mất chi phí cho việc theo dõi công nợ
- Việc đòi nợ có thể phức tạp, ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của đơn vị

4. Nội dung công việc
- Lập danh mục (danh sách) các đối tượng cần theo dõi (khách hàng, nhà cung cấp...)
- Xác định các tiêu chí nợ với từng đối tượng cụ thể:
     + Thời hạn nợ cho phép
     + Mức lãi suất nếu quá hạn nợ
     + Các bậc nợ quá hạn để xác định nợ xấu
     + Các hợp đồng được ký kết (trường hợp tính công nợ theo hợp đồng, công trình)
     + Tạo mã các đối tượng để theo dõi (tránh bị trùng lặp, có thể phân chia 1 đối tượng ra nhiều mã để tiện theo dõi tùy tính chất phức tạp)
- Theo dõi công nợ:
     + Căn cứ vào các chứng từ xác nhận việc nợ (hóa đơn mua hàng, bán hàng, giấy đề nghị...) và các chứng từ thanh toán (giấy báo có, phiếu thu... ) để theo dõi.
     + Hàng ngày ghi vào sổ theo dõi công nợ (hoặc nhật ký chung), định khoản nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm công nợ.
     + Lưu giữ chứng từ để làm căn cứ đối chiếu.
     + Định kỳ gửi biên bản đối chiếu công nợ để 2 bên xác nhận số công nợ trong kỳ.
- Tính toán, lập báo cáo:
     + Lập biên bản đối chiếu công nợ (khi có yêu cầu, cuối kỳ). Thường lập 2 bản, có dấu và ký xác nhận của 2 bên, mỗi bên lưu 1 bản làm căn cứ đối chiếu và thanh toán.
     + Tính lãi trả chậm với trường hợp nợ quá hạn
     + Theo dõi thời hạn trả nợ, các khoản nợ xấu, khó đòi
     + Khi nhận được thanh toán công nợ, có thể gồm nhiều lần mua hàng một lúc, cần phân chia số thanh toán ra cho các lần mua hàng theo phương pháp mua trước trả trước để xác định số còn nợ, tính lãi trả chậm với số còn nợ.
     + Lập báo cáo tổng hợp về công nợ của tất cả các đối tượng (nhà cung cấp, khách hàng, tình hình nợ xấu, lãi nợ quá hạn trong kỳ... ) báo cáo bộ phận quản lý (giám đốc, trưởng phòng, bộ phận kinh doanh... )

5. Mô hình file quản lý công nợ bằng excel


Tải về bản dùng thử - Thiết kế by Dương Quân

- File có đăng ký bản quyền tên tác giả
- Hạn sử dụng: đến 31/12/2014. Quá thời hạn trên file sẽ không chạy đúng.
- Sổ Nhật ký có 1000 dòng
- Theo dõi công nợ tổng hợp và chi tiết, có thể chọn thời gian để báo cáo tùy thích
- Trong công nợ chi tiết, có thể theo dõi số lãi trả chậm, các bậc nợ quá hạn, số tiền nợ trong các bậc. Tự động tách các khoản thanh toán ra từng lần mua hàng theo phương thức Nợ trước - trả trước.
- Danh mục khách hàng: có 20 mã khách hàng.
- Có hướng dẫn cụ thể cách thao tác và sử dụng file.


File nhằm mục đích tham khảo, chạy thử, học hỏi; không sử dụng trong công việc cụ thể; không hỗ trợ gì thêm.

Nếu bạn muốn có 1 file dành riêng cho mình, có thể áp dụng vào công việc và nhận được nhiều hỗ trợ, bạn hãy liên hệ đặt hàng với mình nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét