Thông báo:
Do blogspot bị chặn bởi VNPT, nên mình sẽ không sử dụng blogspot nữa, thay vào đó là sử dụng website sau:
https://sites.google.com/site/takeyourcel/
Mong các bạn vui lòng ghé qua.
Thân!
TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN EXCEL
I. Xây dựng mô hình bảng tính
Qua bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo 1 bảng tính thuế thu nhập cá nhân trên excel. Tại bảng tính này, bạn sẽ biết cách xây dựng sẵn các công thức để thực hiện việc tính số thuế Thu nhập cá nhân (viết tắt TNCN), sau đó chỉ việc nhập 1 số tiền bất kỳ vào mục Thu nhập tính thuế, bạn sẽ biết số thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Ngoài ra bạn còn có thể update các nội dung của thuế TNCN để tính cho phù hợp với quy định của từng thời điểm áp dụng của luật thuế TNCN.
Bảng tính sẽ áp dụng trên 1 sheet, gồm 2 phần:
+ Phần 1: Nội dung của luật thuế TNCN. Tùy theo từng thời điểm, luật thuế TNCN có sự thay đổi về các quy định: mức thu nhập tính thuế, mức giảm trừ, thuế suất các bậc... để điều chỉnh.
+ Phần 2: Xây dựng bảng tính và đưa ra kết quả.
2.1. Tạo sheet
Bạn mở 1 File excel mới (new workbook), chọn 1 sheet cần làm, đổi tên sheet đó thành TNCN (hoặc có thể tùy ý của bạn, tôi sẽ làm mẫu với tên sheet là TNCN)
2.2. Xây dựng bố cục
* Phần 1: Nội dung của luật thuế TNCN
Phần này có 2 nội dung:
ND 1: các khoản giảm trừ , quy định với số giảm trừ cá nhân và giảm trừ gia cảnh.
+ Giảm trừ cá nhân: Tôi lấy ví dụ là 4.000.000 đ/tháng (mức thu nhập từ 4 triệu trở lên mới tính đóng thuế TNCN)
+ Giảm trừ gia cảnh: 1.600.000 đ/người/tháng (với mỗi 1 người phụ thuộc, sẽ được giảm 1,6 triệu tính trên số thu nhập tính đóng thuế TNCN)
Nghĩa là: Nếu bạn có 1 người phụ thuộc, thì thu nhập tính thuế TNCN của bạn sẽ bắt đầu tính từ trên 5,6 triệu / tháng. Ví dụ tổng thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/tháng, bạn có 1 người phụ thuộc, thì số tiền tính đóng thuế TNCN của bạn sẽ là 10 - 4 - 1,6 = 4,4 triệu đồng.
ND2: Biểu thuế, thuế suất
Lưu ý là thuế TNCN tính theo biểu thuế lũy tiến, nên các bậc sẽ liền kề với nhau
Hình 1: Bố cục của nội dung thuế TNCN
Ở hình 1, các số tô màu đỏ thể hiện nội dung của thuế TNCN. Số này có thể thay đổi tùy theo quy định của luật thuế TNCN theo thời điểm bạn tính.
Số tô màu xanh dùng công thức trừ giữa số tiền của các bậc liền kề với nhau
Nội dung của biểu thuế tôi đã thể hiện ở các dòng mô tả. Các bạn có thể xem lại luật thuế TNCN để ghi lại cho phù hợp. Lưu ý bậc 1 sẽ bắt đầu từ 0, và ở bậc 7 sẽ là số lớn nhất của bậc 6 (bậc 7 bắt đầu tính từ số cuối bâc 6 + 1 đồng trở lên)
Do có 2 biểu tính là bình quân tháng và tổng cả năm, nên tôi sẽ ví dụ cho trường hợp tính bình quân tháng.
Bạn thực hiện thao tác đặt tên cho các vùng dữ liệu như sau:
Hình 2: Thao tác đặt tên vùng dữ liệu
Bạn chọn ô E6 (số tiền giảm trừ cá nhân), chọn tab Formulas, bấm vào nút Define Name
Hình 3: Cửa sổ New Name hiện ra sau khi bấm Define Name
Ở cửa sổ New Name, ở ô Name: , bạn chọn tên là GiamTru_CaNhan
Làm tương tự với các ô sau:
+ Ô E7 đặt tên là GiamTru_PhuThuoc
+ Ô D13 đặt tên là SoTien_Bac1
+ Ô D14 đặt tên là SoTien_Bac2
+ Ô D15 đặt tên là SoTien_Bac3
+ Ô D16 đặt tên là SoTien_Bac4
+ Ô D17 đặt tên là SoTien_Bac5
+ Ô D18 đặt tên là SoTien_Bac6
+ Ô E13 đặt tên là ThueSuat_Bac2
+ Ô E14 đặt tên là ThueSuat_Bac3
+ Ô E15 đặt tên là ThueSuat_Bac4
+ Ô E16 đặt tên là ThueSuat_Bac5
+ Ô E17 đặt tên là ThueSuat_Bac6
+ Ô E18 đặt tên là ThueSuat_Bac7
+ Ô F12 đặt tên là KhoangCach_Bac0voi1
+ Ô F13 đặt tên là KhoangCach_Bac1voi2
+ Ô F14 đặt tên là KhoangCach_Bac2voi3
+ Ô F15 đặt tên là KhoangCach_Bac3voi4
+ Ô F16 đặt tên là KhoangCach_Bac5voi5
+ Ô F17 đặt tên là KhoangCach_Bac5voi6
Bạn lưu ý là vị trí các hàng của các cột có sự lệch nhau 1 chút, tránh nhầm lẫn nhé.
Sau khi đã đặt tên xong, ta đã hoàn thành xong phần 1.
* Phần 2: Xây dựng bảng tính và đưa ra kết quả
Bạn sắp xếp dữ liệu như sau:
Hình 4: Bố cục bảng tính thuế TNCN
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Dữ liệu đầu vào, gồm có Thu nhập tính thuế và Số người phụ thuộc. Số được tô màu đỏ, bạn có thể thay đổi tùy thích.
- Phần 2: Kết quả đầu ra. Ở đây đưa ra các kết quả tính toán dựa theo dữ liệu đầu vào. Gồm:
+ Số được giảm trừ
+ Số thuế TNCN phải nộp
+ Chi tiết số tiền thuế của từng bậc
Ta xây dựng công thức tính cụ thể như sau: (Lưu ý: tôi sử dụng dấu chấm phẩy để ngăn cách các nội dung trong hàm. Có thể ở máy tính của bạn sử dụng dấu phẩy. Do đó hãy lưu ý để sửa lại khi copy công thức)
Số được giảm trừ ( ô F36 )
=GiamTru_CaNhan+GiamTru_PhuThuoc*F33
Thu nhập tính thuế sau giảm trừ (ô F37)
=F32-F36
Số thuế TNCN phải nộp (ô F39)
=SUM(F42:F48)
Số tiền bậc 1 (ô D42)
=IF(F37<0;0;IF($F$37-SoTien_Bac1<0;F37;KhoangCach_Bac0voi1))
Số tiền bậc 2 (ô D43)
=IF(D42<SoTien_Bac1;0;IF(F37-SoTien_Bac2<0;F37-SoTien_Bac1;KhoangCach_Bac1voi2))
Số tiền bậc 3 (ô D44)
=IF(D42+D43<SoTien_Bac2;0;IF(F37-SoTien_Bac3<0;F37-SoTien_Bac2;KhoangCach_Bac2voi3))
Số tiền bậc 4 (ô D45)
=IF(D42+D43+D44<SoTien_Bac3;0;IF(F37-SoTien_Bac4<0;F37-SoTien_Bac3;KhoangCach_Bac3voi4))
Số tiền bậc 5 (ô D46)
=IF(D42+D43+D44+D45<SoTien_Bac4;0;IF(F37-SoTien_Bac5<0;F37-SoTien_Bac4;KhoangCach_Bac4voi5))
Số tiền bậc 6 (ô D47)
=IF(D42+D43+D44+D45+D46<SoTien_Bac5;0;IF(F37-SoTien_Bac6<0;F37-SoTien_Bac5;KhoangCach_Bac5voi6))
Số tiền bậc 7(ô D48)
=IF(D42+D43+D44+D45+D46+D47<SoTien_Bac6;0;F37-SoTien_Bac6)
Thuế suất các bậc:
Bậc 1 , ô E42 =IF(D42=0;0;ThueSuat_Bac1)
Bậc 2 , ô E43 =IF(D43=0;0;ThueSuat_Bac2)
Bậc 3 , ô E44 =IF(D44=0;0;ThueSuat_Bac3)
Bậc 4 , ô E45 =IF(D45=0;0;ThueSuat_Bac4)
Bậc 5 , ô E46 =IF(D46=0;0;ThueSuat_Bac5)
Bậc 6 , ô E47 =IF(D47=0;0;ThueSuat_Bac6)
Bậc 7 , ô E48 =IF(D48=0;0;ThueSuat_Bac7)
Số thuế phải nộp: = Số tiền x Thuế suất của các bậc tương ứng.
Ví dụ: Số thuế phải nộp bậc 1 (ô F42) =D42*E42
Bạn có thể copy công thức xuống các bậc tiếp theo
Để kiểm tra xem các bậc thuế đã tính đủ số tiền chưa, bạn dùng công thức tính tổng số tiền các bậc (cột D, từ ô D42 đến D48).
Ví dụ: D49 =sum(D42:D48)
Hình 5: Kết quả bảng tính hoàn thành
Sau đây tôi sẽ phân tích cụ thể nội dung của công thức tính số tiền ở các bậc
Số tiền bậc 1 (ô D42)
=IF(F37<0;0;IF($F$37-SoTien_Bac1<0;F37;KhoangCach_Bac0voi1))
Gồm 2 hàm if lồng nhau.
- Hàm if thứ 1: Nếu giá trị ở ô F37 (Số sau giảm trừ) nhỏ hơn 0, thì số tiền ở đây sẽ là 0 luôn
- Hàm if thứ 2: (được tính nếu giá trị ở ô F37 lớn hơn 0): Nếu giá trị ở ô F37 nhỏ hơn giá trị SoTien_Bac1 (đã đặt tên ở phía trên, giá trị này = 5 triệu, ô D13) thì sẽ bằng giá trị ở ô F37 (Nhỏ hơn đồng nghĩa với F37 - SoTien_Bac1 < 0 ), còn nếu giá trị ở ô F37 lớn hơn SoTien_Bac1 thì sẽ bằng KhoangCach_Bac0voi1 (Giá trị ở ô F12 đã đặt tên ở trên)
Ví dụ 1: nếu giá trị ở ô F37 là 4.200.000 (tức là nhỏ hơn SoTien_Bac1), thì số tiền ở bậc 1 sẽ là 4.200.000 luôn
Ví dụ 2 Nếu giá trị ở ô F37 là 7.500.000 (tức là lớn hơn SoTien_Bac1), thì ở bậc 1, tối đa chỉ là 5.000.000 (tức là bằng KhoangCach_Bac0voi1), do đó sẽ lấy 5.000.000, còn lại 2.500.000 sẽ chuyển sang bậc 2
Số tiền bậc 2 (ô D43)
=IF(D42<SoTien_Bac1;0;IF(F37-SoTien_Bac2<0;F37-SoTien_Bac1;KhoangCach_Bac1voi2))
Gồm 2 hàm if lồng nhau
- Hàm if thứ 1: Nếu số tiền ở bậc 1 (ô D42) nhỏ hơn giá trị của SoTien_Bac1 (tức là trường hợp ví dụ 1 ở trên), thì sẽ không có số nào lũy kế sang bậc 2, do đó nếu điều này đúng thì sẽ nhận giá trị 0
- Hàm if thứ 2: Nếu giá trị ở ô F37 nhỏ hơn giá trị SoTien_Bac2 (tức là đến bậc 2 thì đã nhận hết giá trị của F37, sẽ không có số lũy kế sang bậc 3) nên ở đây, ta lấy toàn bộ giá trị còn lại từ bậc 1 lũy kế sang, giá trị đó = F37 - SoTien_Bac1 (Ví dụ 2 ở trên)
Nếu số số tiền ở F37 lớn hơn giá trị của SoTien_Bac2 (tức là số tiền đó vượt quá bậc 2) thì ở bậc 2, ta chỉ có thể lấy tối đa là 5.000.000 (tức là bằng KhoangCach_Bac1voi2).
Giải thích điều này: Ta lấy ví dụ là ở F32 có giá trị là 24.000.000, thì Sau khi giảm trừ với 2 người phụ thuộc, thì ở F37 nhận giá trị 16.800.000
Với 16.800.000 ta sẽ tính như sau:
- Do 16.800.000 lớn hơn số tối đa của bậc 2 (là 10 triệu) và nhỏ hơn số tối đa của bậc 3 (là 18.000.000), do đó chắc chắn ở bậc 3 sẽ nhận 6.800.000.
- Ở bậc 1 và 2 sẽ nhận giá trị tối đa của mỗi bậc, là 5.000.000 với bậc 1, và 5.000.000 với bậc 2 (như vậy ở bậc 2 đã lũy kế là 10.000.000 đúng với số tối đa của bậc 2)
--> Khoảng cách của các bậc với nhau giúp ta xác định số để lũy kế lên các bậc tiếp theo.
Từ bậc 3 trở đi, giải thích tương tự với bậc 2.
Riêng bậc 7, ta bắt đầu tính khi số tiền trên 80 triệu, do đó công thức chỉ so sánh với 80 triệu (tức là F37 - SoTien_Bac6)
Kết luận
Khi muốn tính bất kỳ 1 khoản thu nhập nào, bạn nhập nội dung vào ô F32 và F33, sẽ tính ra số thuế TNCN phải nộp, và chi tiết tính ở từng bậc.
Khi các nội dung của luật thuế TNCN thay đổi, bạn chỉ cần sửa lại ở phần Nội dung của thuế TNCN mà không phải sửa lại công thức tính.
Việc đặt tên sẽ giúp việc hiểu công thức tính thuế TNCN ở các bậc lũy kế trở nên dễ hiểu hơn, công thức dễ viết hơn, tránh sai sót vì để hiểu rõ quy tắc tính thuế TNCN theo các bậc lũy tiến vốn đã khó mô tả bằng lời, khi chuyển thành công thức sẽ càng khó giải thích hơn, rất dễ nhầm lẫn, thiếu sót.
Việc áp dụng tính thuế TNCN, bảng chấm công sẽ từng bước giúp bạn hoàn thiện phần Kế toán Tiền Lương. (bao gồm phần Bảng tính lương và các khoản thu nhập, bảng tính các khoản phải nộp: Bảo hiểm, kinh phí công đoàn, chi phí khác, bảng phân chia các loại tiền để trả lương - nếu trả bằng tiền mặt)
Chúc các bạn thành công trong công việc của mình.
Nếu các bạn muốn nhận được file mẫu của bài này, vui lòng ghi lại địa chỉ email ở comment bên dưới, mình sẽ gửi qua email nhé.
Thân!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét